Đang vay tín chấp có được vay thế chấp không?
Đang vay tín chấp có vay được thế chấp không? Hiện đang là thắc mắc của không ít khách hàng gặp khó khăn tài chính dù đã vay tín chấp trước trước đó. Thực tế, vay tín chấp rồi vẫn có thể vay thế chấp miễn sao thu nhập của khách hàng đủ gánh vác 2 khoản nợ cùng lúc cũng như đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng đưa ra. Theo dõi nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc phổ biến này.
Đang vay tín chấp có được vay thế chấp không?
Đang vay tín chấp có được vay thế chấp không? Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khách hàng được vay nhiều khoản vay cùng lúc tại cùng hoặc khác ngân hàng. Vậy nên khi đang vay tín chấp, khách hàng hoàn toàn có thể vay thế chấp.
Tuy nhiên, quyền quyết định sẽ phụ thuộc vào ngân hàng nơi khách hàng đăng ký vay. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ cho vay lần 2 và đưa ra quyết định phê duyệt nếu khách hàng đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chí ngân hàng đưa ra.
Đối tượng được vay thế chấp khi đang vay tín chấp là những ai?
Vay tín chấp rồi cũng có thể vay thế chấp, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được ngân hàng phê duyệt. Theo đó, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện cơ bản dưới đây để việc xét duyệt khoản vay thế chấp thứ 2 hợp lệ và dễ dàng hơn:
- Khách hàng có phương án vay và sử dụng vốn rõ ràng, hợp pháp theo quy định của Pháp luật
- Năng lực tài chính đảm bảo khả năng thanh toán nợ 2 khoản vay cùng lúc, cam kết trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận
- Tài sản thế chấp (Bất động sản/Xe/Giấy tờ có giá) hợp pháp theo quy định
Đang vay tín chấp rồi vay thế chấp cùng hay khác ngân hàng?
Khách hàng vay tín chấp rồi nên vay thế chấp cùng ngân hàng, bởi điều này giúp khách hàng rút ngắn được thời gian chuẩn bị hồ sơ khi mọi thông tin đều đã được cập nhập sẵn trên hệ thống của ngân hàng và không cần bổ sung quá nhiều. Đồng thời, với khoản vay tín chấp trước đó, ngân hàng cũng đã đánh giá được năng lực tài chính và khả năng thanh toán nợ đúng hạn của khách hàng, từ đó nâng cao tỷ lệ phê duyệt.
Tuy nhiên, vay ở đâu vẫn nằm ở quyết định của khách hàng, khách hàng vẫn có thể lựa chọn vay thế chấp ở một ngân hàng khác, miễn sao đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng yêu cầu.
Lãi suất ngân hàng khi đang vay tín chấp rồi vay thế chấp
Thông thường, mức lãi xuất vay thế chấp ở khoản vay thứ 2 sẽ thấp hơn so với vay tín chấp, dao động từ 6.5 - 9%/năm với kỳ hạn ưu đãi nhất định. Sau khi hết kỳ hạn ưu đãi, lãi suất vay thế chấp sẽ được ngân hàng điều chỉnh phù hợp tại từng thời điểm dựa trên lãi suất tiết kiệm biến động trên thị trường.
Trên thực tế, dù vay khoản vay thế chấp thứ 2 cùng hay khác ngân hàng, khách hàng cũng nên lưu ý mức lãi suất các ngân hàng đưa ra, từ đó lựa chọn ngân hàng cho vay phù hợp nhất với nhu cầu và năng lực tài chính của bản thân.
Top các ngân hàng hỗ trợ vay tín chấp rồi vay thế chấp lãi suất ưu đãi
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép khách hàng có thể vay tín chấp rồi vay thế chấp tiếp tục. Tuy nhiên, quy định ở mỗi ngân hàng sẽ có sự khác nhau, bao gồm cả lãi suất cho vay.
Bảng hợp lãi suất vay tín chấp rồi thế chấp lãi suất ưu đãi ở một số ngân hàng phổ biến dưới đây:
Lãi suất |
Hạn mức cho vay |
|
1. Ngân hàng BIDV |
7.5%/năm |
100% giá trị TSBĐ |
2. Ngân hàng VPBank |
7 - 8.5%/năm |
85% giá trị TSBĐ |
3. Ngân hàng MBBank |
7.9%/năm |
75 - 80% giá trị TSBĐ |
4. Ngân hàng Vietinbank |
7.7%/năm |
80% nhu cầu vay |
5. Ngân hàng Vietcombank |
7.29 - 8.5%/năm |
70 - 80% nhu cầu vay |
6. Ngân hàng Shinhan Bank |
7%/năm |
80% giá trị TSBĐ |
7. Ngân hàng Agribank |
7 - 8%/năm |
85 - 90% giá trị TSBĐ |
8. Ngân hàng Techcombank |
6 - 8%/năm |
80% giá trị TSBĐ |
Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời kỳ cũng như quy định của ngân hàng. Vì vậy ,để nắm bắt chính xác lãi suất, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng/ HousingBank để được cập nhập cụ thể nhé!
Bí quyết đang vay tín chấp rồi vay thế chấp hiệu quả từ HousingBank
Khi thực hiện vay tín chấp rồi vay thế chấp, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng đang gánh trên vay áp lực trả nợ gấp đôi bình thường. Vì vậy, khách hàng cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định để tránh những rắc rối phát sinh về sau.
Như vậy, bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc xoay quanh vấn đề “Đang vay tín chấp có được vay thế chấp không?” phải không? Tóm lại, nếu đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng đưa ra, bạn hoàn toàn có thể đăng ký vay thế chấp sau khi vay tín chấp, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ và chỉ vay khi thực sự cần thiết bởi vay 2 khoản vay cùng lúc áp lực tài chính trên vai sẽ rất lớn đấy.