Vay Tín Chấp Bằng Giấy Phép Kinh Doanh
Bạn đang có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh? Bạn cần vay vốn gấp nhưng không có tài sản thế chấp? Đừng lo lắng, gói vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn này. Hãy cùng HousingBank khám phá chi tiết gói vay ưu đãi này với nội dung bài viết hôm nay ngay nhé!
Tổng quan vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh
Vay tín chấp giấy phép kinh doanh có thể nói là hình thức vay vốn khá phổ biến hiện nay với nhiều ưu đãi hấp dẫn và điều kiện vay tương đối linh hoạt. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về gói vay siêu ưu đãi này.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy chứng minh quyền hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh dưới sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, khách hàng cần hiểu rõ giấy phép kinh doanh hoàn toàn khác với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Đây là loại giấy tờ để cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp có thể xác định được thông tin doanh nghiệp (Tên doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện,...) và thường được cấp trước giấy phép kinh doanh.
Vay tín chấp giấy phép kinh doanh là gì?
Vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh là hình thức vay tài chính dựa trên uy tín của cá nhân/doanh nghiệp bằng giấy phép kinh doanh. Theo đó, khách hàng sẽ không cần tài sản cam kết hay bảo lãnh khoản vay mà vẫn có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay.
Vì vậy, có thể nói vay tín chấp giấy phép kinh doanh sẽ là một trong những hình thức vay vốn tối ưu dành cho các khách hàng là cá nhân hộ kinh doanh, tiểu thương,... đang có nhu cầu vay vốn cấp thiết phục vụ hoạt động kinh doanh.
Tại sao giấy phép kinh doanh có thể vay tín chấp ngân hàng?
Giấy phép kinh doanh được xem là chứng từ quan trọng ghi nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và xác thực năng lực pháp lý hợp pháp của doanh nghiệp. Do đó, khi muốn kinh doanh hợp pháp theo quy định, cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh buộc phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và xác nhận giấy phép kinh doanh.
Chính vì vậy, giấy phép kinh doanh hợp pháp hoàn toàn có đủ năng lực pháp lý để có thể sử dụng làm căn cứ vay vốn tín chấp ở khá nhiều ngân hàng khác nhau.
Lợi ích và hạn chế khi vay tín chấp giấy phép kinh doanh
Trên thực tế, mỗi hình thức vay vốn đều sẽ có những đặc điểm và chính sách vay riêng biệt. Tuy nhiên, nếu nắm rõ ưu/nhược điểm của hình thức vay sẽ giúp khách hàng có được giải pháp hoàn hảo nhất.
Dưới đây là một số lợi ích và hạn chế khi vay tín chấp GPKD bạn không thể bỏ qua:
Lợi ích vay tín chấp GPKD
- Chỉ cần sở hữu giấy phép kinh doanh dù hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hay quy mô lớn, khách hàng đều được hỗ trợ vay tín chấp
- Hạn mức cho vay tương đối linh hoạt, có thể lên đến tối đa 200 triệu động tùy hồ sơ và nhu cầu vay vốn của khách hàng
- Khách hàng có thể vay tín chấp GPKD với thời gian linh động từ 6 - 36 tháng, ngoài ra có thể đề nghị gia hạn thêm nếu khách hàng nhận thấy mình không có đủ khả năng chi trả đúng hạn
- Đơn vị cho vay cam kết thông tin khách hàng sẽ được bảo mật và an toàn tuyệt đối
- Khách hàng có thể nhận tiền giải ngân ngay trong ngày với quy trình thẩm định và xét duyệt khoản vay không quá phức tạp
Hạn chế vay tín chấp GPKD
- Lãi suất vay tín chấp GPKD thường sẽ cao hơn các hình thức vay thế chấp có tài sản đảm bảo, dao động từ 10 - 18%/năm
Lãi suất vay tín chấp giấy phép kinh doanh
Mức lãi suất cho vay tín chấp giấy phép kinh doanh ở mỗi ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh khác nhau tùy theo gói vay khách hàng lựa chọn, dao động từ 10 - 19%/năm.
Thông thường, các ngân hàng sẽ căn cứ trên giá trị hồ sơ khách hàng cung cấp để đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất. Vì vậy, trước khi đăng ký khách hàng cần tìm hiểu rõ ràng về chính sách vay cũng như lãi suất để có được tính toán phù hợp nhất.
Điều kiện vay ngân hàng tín chấp giấy phép kinh doanh
Tương tự như các hình thức vay tín chấp khác, khi vay tín chấp giấy phép kinh doanh khách hàng cũng cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản dưới đây:
- Công dân quốc tịch Việt Nam trong độ tuổi lao động tư 20 - 60 tuổi
- Khách hàng sinh sống/làm việc thường xuyên tại khu vực có chi nhánh/điểm giao dịch của ngân hàng hỗ trợ
- Khách hàng có phương án sử dụng vốn và trả nợ hợp lý được thông qua bởi ngân hàng/tổ chức tín dụng cho vay
- Thời gian kinh doanh từ 12 tháng trở lên, tính từ ngày bắt đầu hoạt động được ghi rõ trên Giấy phép kinh doanh
- Nguồn thu tài chính tối thiểu 3 triệu đồng/tháng
- Khách hàng có lịch sử nợ tín dụng tốt, không có bất kỳ khoản vay nợ xấu nào tại thời điểm xét duyệt vay vốn
Hồ sơ vay tín chấp giấy phép kinh doanh
Hồ sơ vay tín chấp giấy phép kinh doanh đầy đủ sẽ bao gồm các giấy tờ/thủ tục cần thiết dưới đây:
- Giấy đề nghị vay vốn tín chấp theo mẫu của ngân hàng cho vay
- CCCD/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực
- Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký tạm trú (Bản gốc/Photo công chứng)
- Bản sao giấy phép kinh doanh
- Hình ảnh chụp địa điểm kinh doanh
- Chứng từ thể hiện doanh thu/chi phí kinh doanh định kỳ
Quy trình vay tín chấp giấy phép kinh doanh
Quy trình vay tín chấp giấy phép kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Khách hàng đăng ký vay tín chấp trực tiếp tại chi nhánh/PGD tại đơn vị cho vay hoặc trực tuyến qua website/ứng dụng của ngân hàng.
- Bước 2: Đơn vị cho vay tiếp nhận thông tin và tiến hành thẩm định hồ sơ
- Bước 3: Nếu hồ sơ khách hàng hợp lệ, đơn vị cho vay sẽ căn cứ trên hồ sơ để đưa ra hạn mức, lãi suất và thời hạn vay tương ứng.
- Bước 4: Ký kết hợp đồng và giải ngân theo quy định
Những ngân hàng cho vay tín chấp GPKD với lãi suất thấp
Cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình vay tín chấp, vay tín chấp giấy phép kinh doanh cũng được nhiều ngân hàng hỗ trợ với chính sách vay ưu đãi và lãi suất tương đối hấp dẫn. Một số ngân hàng hỗ trợ cho vay tín chấp GPKD lãi suất thấp mà khách hàng không thể bỏ qua:
Lãi suất vay tín chấp GPKD |
Hạn mức cho vay tối đa |
Thời hạn vay |
|
1. Ngân hàng Agribank |
11- 12%/năm |
200 triệu |
60 tháng |
2. SHB Finance |
18 - 20%/năm |
70 triệu |
36 tháng |
3. Ngân hàng Vietcombank |
10 - 16%/năm |
200 triệu |
48 tháng |
4. Ngân hàng VPBank |
11.5 - 14%/năm |
300 triệu |
6 - 36 tháng |
5. Ngân hàng OCB |
15 - 19%/năm |
10 - 100 triệu |
12 tháng |
6. Ngân hàng TPBank |
13 - 16%/năm |
200 triệu |
Linh hoạt |
Lưu ý khi vay tín chấp giấy phép kinh doanh
Nắm vững những lưu ý dưới đây khi vay tín chấp giấy phép kinh doanh sẽ giúp khách hàng hạn chế tối đa những chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình vay vốn:
- Hạn mức và lãi suất vay sẽ phụ thuộc vào quy mô, tình hình tài chính cũng như thời gian hoạt động của doanh nghiệp
- Chỉ nên vay trong khả năng cho phép với số nợ thanh toán hàng tháng không vượt quá 40 - 50% thu nhập mỗi tháng
- Chú trọng khâu chuẩn bị hồ sơ, hãy cung cấp đầy đủ và chính xác nhất bởi nếu thông tin không xác thực ngân hàng khả năng cao sẽ từ chối khoản vay của bạn.
- Có thể tất toán trước hạn khoản vay bất cứ khi nào bạn muốn, tuy nhiên sẽ mất phí tất toán trước hạn tương ứng theo quy định của từng ngân hàng
Hỏi và đáp về vay tín chấp giấy phép kinh doanh
Bên cạnh lãi suất và điều kiện vay, khách hàng vẫn còn không ít băn khoăn cần được giải đáp khi lần đầu vay vốn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi vay tín chấp giấy phép kinh doanh có thể bạn quan tâm.
Những ngành nghề nào được hỗ trợ vay tín chấp giấy phép kinh doanh?
Các ngân hàng hiện nay hỗ trợ vay tín chấp giấy phép kinh doanh với đa dạng các ngành nghề như: Kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, nhà hàng, hiệu thuộc,... Tuy nhiên để đáp ứng đủ điều kiện, khách hàng cần đảm bảo có giấy phép kinh doanh hợp pháp.
Hạn mức và thời hạn vay tín chấp giấy phép kinh doanh?
So với các hình thức vay tín chấp khác, hạn mức vay tín chấp giấy phép kinh doanh tương đối cao, dao động từ 30 - 300 triệu đồng. Theo đó, khách hàng có thể thỏa thuận thời gian vay linh hoạt từ 6 - 48 tháng, đảm bảo đáp ứng khả năng trả nợ đúng hạn tối ưu nhất.
Thời gian giải ngân khoản vay tín chấp giấy phép kinh doanh là bao lâu?
Thời gian giải ngân các khoản vay tín chấp GPKD khá nhanh, chỉ từ 1 - 2 ngày kể từ khi hoàn tất hồ sơ là khách hàng có thể nhận tiền giải ngân ngay tức thì. Tuy nhiên nếu hồ sơ không hợp lệ, khách hàng sẽ cần bổ sung thêm giấy tờ và điều này sẽ khiến thời gian giải ngân lâu hơn rất nhiều.
Nợ xấu có vay tín chấp giấy phép kinh doanh được không?
Khách hàng vẫn được một số ngân hàng hỗ trợ vay tín chấp GPKD nếu có nợ xấu thuộc nhóm 1, 2 với thông tin được lưu lại trên hệ thống CIC. Còn đối với các khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3,4,5 trở lên sẽ không được chấp nhận xét duyệt vay vốn.
Tất toán khoản vay tín chấp giấy phép kinh doanh trước hạn có mất phí không?
Khi tất toán nợ trước hạn, điều này đồng nghĩa khách hàng đã vi phạm hợp đồng ký kết giữa 2 bên và phải chịu khoản phí phạt tương ứng theo quy định của ngân hàng tại thời điểm tất toán. Mức phí phạt trả nợ trước hạn ở mỗi ngân hàng là khác nhau, nhưng nhìn chung dao động từ 0.5 - 3% trên tổng số tiền thanh toán trước hạn.
Qua nội dung bài viết trên, Matserbank hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về gói vay tín chấp bằng giấy phép kinh doanh. Tuy gói vay không quá yêu cầu khắt khe về điều kiện, quy trình cũng như thủ tục vay, nhưng khách hàng vẫn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ để có được quyết định chính xác nhất.