8 tháng 4 năm 2022
CIC là gì? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều khách hàng thắc mắc khi có ý định vay vốn ngân hàng. Bài viết hôm nay sẽ giúp cung cấp những thông tin chi tiết nhất về tổ chức này cho các bạn tham khảo!
Nếu bạn đã từng có ý định vay vốn ngân hàng thì chắc chắn sẽ nghe đến một từ chuyên môn mà các nhân viên ngân hàng hay nhắc đến đó là “check CIC”. Vậy CIC là gì? Và việc “check CIC” có ý nghĩa như thế nào với khoản vay ngân hàng của bạn? Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
CIC là tên viết tắt của tổ chức Credit Information Center hay còn có tên gọi khác là Trung tâm Thông tin tín dụng. CIC là tổ chức thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý các thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức phục vụ cho hoạt động cho vay của ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Hiểu theo một nghĩa đơn giản thì CIC chính là một hệ thống quản lý thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng. Nghĩa là có một khách hàng muốn đăng ký vay vốn thì hệ thống tín dụng của ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ cập nhật thông tin ở trên hệ thống CIC. Từ đó, mới quyết định xem có cho khách hàng đó vay vốn hay không.
Trên thực tế, khi tra cứu thông tin cá nhân trên CIC. Khách hàng sẽ gặp 2 trường hợp:
Trung tâm CIC đóng vai trò là cầu nối trung gian để ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng có thể căn cứ vào thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức được ghi trên đó mà phê duyệt khoản vay. Bạn có thể hiểu đơn giản là trước khi đề nghị được vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Họ sẽ kiểm tra lại thông tin tín dụng của bạn trên CIC và chính thông tin này sẽ quyết định việc bạn có được chấp nhận vay vốn hay không.
CIC hoạt động bằng cách thống kê và cập nhật số liệu mới nhất. Khi các khách hàng thực hiện khoản vay tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã được cấp phép. Thì hệ thống quản lý dữ liệu của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ cập nhật thông tin đó lên cổng của CIC. Từ đó, CIC sẽ thống kê, sàng lọc dữ liệu và sắp xếp thành danh sách tín dụng cụ thể cho ngân hàng hay các tổ chức tín dụng tham khảo. Hiện nay, trên CIC danh sách tín dụng này đã được chia thành 5 nhóm gồm:
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tìm hiểu thông tin của khách hàng trên CIC xem họ thuộc nhóm nào trên bảng xếp hang. Với các thông tin do CIC cung cấp sẽ giúp cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng tránh được rủi ro khi phê duyệt các khoản vay tốt hơn.
Trên thực tế, nhiều người thường thắc mắc là có thể tự kiểm tra lịch sử tín dụng của mình trên hệ thống CIC được hay không? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo:
Lưu ý: Các bạn nên nhập email và số điện thoại để nhận thông báo quan trọng từ trung tâm CIC.
Đầu tiên, bạn cần tải ứng dụng trên google play hay appstore để tra CIC theo các bước sau:
Lưu ý: Thực tế, mỗi khách hàng sẽ trả cho đơn vị thực hiện 30.000VND cho mỗi lần tra cứu thông tin trên hệ thống của ngân hàng. Còn nếu bạn tra trực tiếp trên CIC hoàn toàn miễn phí.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về CIC là gì và những thông tin cần biết về CIC cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn vẫn có thắc mắc nào khác liên quan đến nợ xấu cũng như xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. Hãy liên hệ ngay với HousingBank để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
2025-02-21 20:44:00
2025-02-21 08:27:16
2025-02-21 08:27:17
2025-02-21 08:27:20
2025-02-21 08:27:23
2025-02-21 08:27:24
2025-02-21 08:27:27
Chủ đề được quan tâm
Bài viết liên quan
Tư vẫn miễn phí cùng chuyên gia