Bảo hiểm khoản vay và những điều cần lưu ý
Bảo hiểm khoản vay được xem là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc cần phải có trong vay tín chấp hay vay tiêu dùng tại ngân hàng hiện nay. Tùy vào mỗi ngân hàng khác nhau mà quy định về loại bảo hiểm này khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn chi tiết về bảo hiểm khoản vay và những điều cần lưu ý nhé!
Khi vay kinh doanh hay vay tín chấp tại ngân hàng, khách hàng sẽ được tư vấn nên mua bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Và có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay hay không? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết:
Bảo hiểm khoản vay là gì?
Ta có thể hiểu theo cách đơn giản thì bảo hiểm khoản vay chính là gói bảo hiểm được mua để bảo đảm rằng khoản vay của khách hàng vẫn được thanh toán đúng hạn. Nhất là trong các trường hợp khách hàng bất ngờ không thể chi trả khoản vay vì lý do nào đó như: thương tật vĩnh viễn hay tử vong…
Bảo hiểm khoản vay thường được áp dụng cho hình thức vay tín chấp có độ rủi ro cao. Nên các tổ chức tài chính và ngân hàng cần một cơ sở để đảm bảo an toàn cho khoản vay của mình.
Lợi ích của việc mua bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay là hình thức mua bảo vệ tự nguyện mà các khách hàng cho vay tín chấp mong muốn khách hàng sử dụng. Vì nó sẽ mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích rất tốt.
Nếu xét về hiệu quả thực tế thì bảo hiểm khoản vay hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Vì trong trường hợp không may xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra tri trả nợ cho khách hàng đỡ liên lụy đến người thân gia đình.
Mặt khác, khi mua bảo hiểm khoản vay cũng là tiêu chí quan trọng giúp các tổ chức tín dụng duyệt hồ sơ vay tiền của bạn một cách nhanh chóng hơn. Những khách hàng có tham gia bảo hiểm khoản vay thì cơ hội vay tín chất thành công và dễ dàng hơn.
Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc hay không?
Theo quy chế cho vay của các Tổ chức Tín dụng với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.
Như vậy, việc mua bảo hiểm khoản vay là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng trên cơ sở tự nguyện. Việc mua bảo hiểm khoản vay dựa trên thỏa thuận của TCTD và khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm. Theo đó, phí bảo hiểm được thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì ngân hàng sẽ trực tiếp thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.
Hướng dẫn cách tính phí bảo hiểm khoản vay
Đối với các khoản vay thế chấp, mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ được quy định tùy vào ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các khoản vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn vì vậy bảo hiểm khoản vay sẽ vì thế mà cũng tăng lên theo để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và TCTD.
Hiện nay, mức phí bảo hiểm trung bình với các khoản vay dao động trong khoảng từ 3-6% tùy từng ngân hàng và TCTD. Mức phí bảo hiểm sẽ dựa trên số tiền được giải ngân của khoản vay. Theo đó ta có cách tính như sau:
Ví dụ: Khách hàng vay 100 triệu tại một ngân hàng với mức phí bảo hiểm khoản vay là 5%. Lúc này, chi phí bảo hiểm tiền vay sẽ được tính theo công thức sau:
100.000.000 x 5% = 5.000.0000 VNĐ
Cách thức đóng tiền bảo hiểm khoản vay tùy từng ngân hàng cũng khác nhau. Có ngân hàng số tiền đó sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền được giải ngân. Nghĩa là bạn được vay 100 triệu như trừ bảo hiểm khoản vay sẽ chỉ còn 95 triệu. Nhưng cũng có TCTD lại cộng thêm tiền vào khoản vay lúc đầu, nghĩa là bạn vay 100 triệu nhưng bạn sẽ nợ 105 triệu và 5 triệu thêm đó chính là bảo hiểm khoản vay.
Bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Trên thực tế khi mua bất kỳ loại bảo hiểm nào, chúng ta cũng đều tò mò xem hình thức bồi thường của bảo hiểm đó như thế nào. Đối với bảo hiểm khoản vay việc trả lại cho khách hàng chỉ được thực hiện khi:
Dư nợ khoản vay của người mua bảo hiểm nhỏ hơn số tiền bảo hiểm chi trả thì sau khi công ty thanh toán cho ngân hàng thụ hưởng. Còn bao nhiêu mới trả cho người được bảo hiểm. Người thụ hưởng sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm đứng thứ sau ngân hàng.
Trong thời gian tham gia hợp đồng bảo hiểm nếu mà bên mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải yêu cầu bằng văn bản.
- Nếu bên mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Thì bên bán sẽ phải trả 70% phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
- Nếu bên bán bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì bên bán sẽ phải hoàn 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
- Hợp đồng bảo hiểm sẽ thực sự chấm dứt sau khi sự kiện bảo hiểm diễn ra.
Bảo hiểm khoản vay sẽ trả nợ cho khách hàng trong những trường hợp nào?
Trên thực tế, không phải trường hợp nào bảo hiểm khoản vay cũng trả nợ thay cho khách hàng. , Chỉ khi các sự kiện trong hợp đồng bảo hiểm khoản vay được diễn ra thì bên bảo hiểm mới tiến hành chi trả mà thôi. Dưới đây là một số trường hợp được bảo hiểm trả:
- Người được bảo hiểm tử vong;
- Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn;
- Người bị thương tật ở đây là mất toàn bộ hoặc không thể phục hồi được thị lực của 2 mắt hoặc 1 mắt còn lại.
- Người bị đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được 2 chi hoặc 1 chi trong trường hợp trước khi tham gia bảo hiểm. Người được bảo hiểm đã mất một chi
- Mất toàn bộ và không thể phục hồi được thị lực của một mắt và đứt rời hoặc liệt không thể phục hồi được một chi hoặc
- Mất toàn bộ và không thể phục hồi được khả năng nói và nghe
- Người được bảo hiểm bị tòa án có thẩm quyền tuyên bố mất tích.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bảo hiểm khoản vay và những điều cần lưu ý cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về các hình thức vay ngân hàng tín chấp và thế chấp nhanh hơn. Hãy truy cập ngay vào website: HousingBankđể được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!