Lãi nhập gốc là gì? Cách tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Khái niệm lãi nhập gốc và cách tính lãi nhập gốc là thắc mắc chung của nhiều người khi có ý định gửi tiết kiệm ngân hàng. Một số nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương thức tính lãi đặc biệt này.

Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc là gì?
Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc là hình thức tính lãi áp dụng cho các sản phẩm gửi tiết kiệm ngân hàng trong trường hợp: Đến thời hạn tất toán nhưng khách hàng chưa có nhu cầu nhận lãi. Số lãi này sẽ được ngân hàng cộng dồn vào số tiền gốc ban đầu để tiếp tục gửi tiết kiệm và tính lãi định kỳ.

Lãi nhập gốc có thể được áp dụng cho cả khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn và cả khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Ngoài ra, lãi nhập gốc còn được áp dụng khi khách hàng và ngân hàng có sự thỏa thuận với nhau từ trước. Các trường hợp áp dụng cụ thể như sau:

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Lãi nhập gốc sẽ được tính vào một ngày cụ thể của tháng gửi tiền thường là ngày cuối cùng của tháng. Tùy theo từng ngân hàng sẽ có quy định riêng biệt về ngày tính lãi nhập gốc.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Lãi nhập gốc sẽ được tính vào ngày tất toán sổ tiết kiệm. Tức là khi đến kỳ hạn trả lãi nhưng khách hàng không đến nhận lãi và quyết toán sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ tự động nhập số lãi vào tiền gốc ban đầu và mở một tài khoản tiết kiệm mới với kỳ hạn bằng kỳ hạn cũ, lãi suất bằng lãi suất cũ. Nói cách khác, ngân hàng sẽ tự động gia hạn sổ tiết kiệm của khách hàng với tiền lãi nhập gốc.

Ưu điểm của phương thức tính lãi nhập gốc

Việc tính lãi nhập gốc nhìn chung không có điểm bất lợi nào cho khách hàng. Ngược lại, cách tính lãi nhập gốc sẽ mang đến cho người gửi tiết kiệm nhiều cái lợi, cụ thể như sau:

  • Cách tính lãi linh hoạt giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian giao dịch tại ngân hàng.
  • Đảm bảo quyền lợi đầy đủ của khách hàng, khả năng sinh lời cao.
  • Thủ tục gửi tiết kiệm đơn giản, nhanh chóng.

Như vậy, với lãi nhập gốc, ngoài ra việc tăng thêm số tiền gốc gửi ban đầu, số tiền lãi cũng sẽ càng lúc càng tăng lên so với kỳ trước.

Khi nào nên chọn gửi tiết kiệm theo phương thức lãi nhập gốc?

Khi nào nên chọn gửi tiết kiệm theo phương thức lãi nhập gốc?
Khi nào nên chọn gửi tiết kiệm theo phương thức lãi nhập gốc?

Mặc dù có nhiều ưu điểm, xong phương thức đáo hạn tiền gửi lãi nhập gốc không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trường hợp sau đây là một ví dụ điển hình nhất.

Nếu khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài (từ 9 tháng trở lên), việc ngân hàng tiếp tục gia hạn sổ tiết kiệm thêm 9 tháng nữa theo phương thức lãi nhập gốc thì khách hàng sẽ phải chờ rất lâu nữa mới có thể nhận lại tiền gốc và lãi. Điều này sẽ gây bất tiện cho khách hàng trong trường hợp cần tiền gấp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. 

Do đó, nếu lãi suất gửi dài hạn không chênh lệch đáng kể với hình thức lãi nhập gốc ngắn hạn thì khách hàng nên chọn lãi nhập gốc để phòng trừ các trường hợp cần tiền khẩn cấp.

Ví dụ: khi có nhu cầu rút tiền trong tương lai gần, khách hàng cần đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm đúng kỳ hạn hoặc gửi tiền ngắn hạn (kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng) để có thể dễ dàng huy động vốn khi cần mà không đánh mất quyền lợi về lãi suất. 

Lãi nhập gốc được tính như thế nào? Công thức tính lãi nhập gốc

Lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm ngân hàng được tính căn cứ vào số ngày thực gửi và lãi suất áp dụng hiện hành tại ngân hàng đó. 

Tính lãi nhập gốc đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất (tháng)/30 ngày

Trong đó: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại)

Số gốc mới = Dư gốc (Tính đến ngày lãi nhập gốc) + Số tiền lãi nhập gốc

Tính lãi nhập gốc đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Ví dụ:

Anh A gửi tiết kiệm số tiền 500 triệu đồng với kỳ hạn 3 tháng theo phương thức nhập lãi gốc. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng ghi trong hợp đồng là 6%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 8%/năm.

Vậy sau 1 năm, theo cả 2 cách tính lãi suất trên, số tiền Anh A nhận về như sau:

  • Số lãi trong 12 tháng khi gửi kỳ hạn 12 tháng (lãi suất 8%/năm) là: Tiền lãi = 500.000.000 x 8%/12 x 12 tháng = 40.000.000 VNĐ
  • Số lãi trong 2 tháng khi gửi kỳ hạn 3 tháng (lãi suất 6%) là : Tiền lãi = 500.000.000  x 6%/12 x 3 = 7,5 triệu đồng

Đợt 2: Tiền lãi = (500 triệu + 7,5 triệu) x 6%/12 x 3 = 7,61 triệu đồng

Đợt 3: Tiền lãi = (500 + 7,5+ 7,61) x 6%/12 x 3 = 7,72 triệu đồng

Đợt 4: Tiền lãi = (500 + 7,5+ 7,61 + 7,72) x 7%/12 x 2 = 7,84 triệu đồng

Suy ra tổng số tiền lãi Anh A nhận được là 30,67 triệu đồng.

Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng tiêu biểu

Xét về lãi suất gửi tiết kiệm, chúng ta có thể tạm chia các ngân hàng tại Việt Nam thành 3 nhóm lớn như sau:

Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng tiêu biểu
Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng tiêu biểu
  • Nhóm 1: Ngân hàng có vốn nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank.
  • Nhóm 2: Các ngân hàng TMCP gồm ACB, SCB, Đông Á Bank, VPBank, SeaBank, Techcombank, TPBank, MSB…
  • Nhóm 3: Ngân hàng TNHH nước ngoài gồm Shinhan Bank, Indovina Bank, HSBC, Hong Leong Bank, Standard Chartered Bank… 

Trong đó, các “ông lớn” là Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank mặc dù có lãi suất gửi tiết kiệm không cao, nhưng được phần đông khách hàng ưu tiên lựa chọn bởi tính an toàn, độ uy tín cao. Khối các ngân hàng TMCP và ngân hàng nước ngoài thường có lãi suất gửi tiết kiệm cao hơn. 

BẢNG LÃI SUẤT GỬI TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG (THAM KHẢO)

Ngân hàng

1 Tháng

3 Tháng

6 Tháng

9 Tháng

12 Tháng

24 Tháng

36 Tháng

Vietcombank

2,90

3,20

3,80

3,80

5,50

5,30

5,30

VietinBank

3,10

3,40

4,00

4,00

5,60

5,60

5,60

Agribank

3,10

3,40

4,00

4,00

5,60

5,60

5,60

BIDV

3,10

3,40

4,00

4,00

5,60

5,60

5,60

Ngân hàng Quốc dân (NCB)

3,80

3,80

6,05

6,20

6,40

6,55

6,55

PVcomBank

3,90

3,90

5,60

5,75

6,20

6,60

6,65

VietBank

3,90

4,00

5,70

5,90

6,20

6,50

6,50

Ngân hàng Bắc Á

3,60

3,60

5,70

5,80

6,20

6,50

6,50

OceanBank

3,30

3,50

5,30

5,40

6,10

6,60

6,60

Kienlongbank

3,10

3,40

5,60

5,70

6,50

6,75

6,75

ABBank

3,35

3,55

5,20

5,20

5,70

6,00

6,30

VIB

3,60

3,60

5,30

5,40

6,19

6,20

6,20

SCB

3,95

3,95

5,70

6,20

6,80

6,80

6,80

Eximbank

3,50

3,50

5,60

5,80

7,20

8,40

6,20

Ngân hàng Đông Á

3,40

3,40

5,30

5,50

5,80

6,10

6,10

  • Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng hay lãi nhập gốc sẽ có sự thay đổi tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng trong từng thời điểm nhất định. Để cập nhật và tính toán chính xác lãi nhập gốc của ngân hàng bất kỳ tại thời điểm hiện tại, vui lòng liên hệ HousingBank theo Hotline: 0855.785.666

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÍ NGAY CHỈ VỚI SỐ ĐIỆN THOẠI

Thực hiện hóa ngôi nhà mơ ước ngay hôm nay với HousingBank.

Đăng ký nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí